Bước vào mùa hè, đi du lịch biển là lựa chọn của số đông người có nhu cầu nghỉ ngơi và thích các môn thể thao dưới nước. Ngoài các bãi biển quen thuộc ở Việt Nam, nhiều du khách cũng chọn những vùng biển đẹp ở nước ngoài.
Để có một chuyến nghỉ mát an toàn, nhất là ở những vùng biển lạ, du khách nên “nằm lòng” một số quy tắc dưới đây.
Không xuống tắm nếu nhiệt độ dưới 18 độ C. Khởi động trước khi tắm nhưng không tập quá sức.
Xuống nước từ từ, không nên lao mình xuống ngay. Lần xuống nước đầu tiên không quá 15 phút. Không bơi xa quá bờ 15m hoặc ở khu vực sâu quá 5m. Cách dễ dàng nhất là luôn để ý đến cờ báo giới hạn bơi mà hầu hết các vùng biển đều có.
Không nên phơi nắng quá lâu trước khi xuống nước. Đừng để bụng quá đói hoặc quá no. Không nín thở quá lâu khi lặn.
Chú ý lên bờ ngay khi thấy các triệu chứng sau: Cơ thể ngứa ngáy, cảm thấy lạnh. Thấy mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy. Bị chuột rút, rối loạn thị giác. Có dấu hiệu bị chướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối.
Tại các bãi biển mới lạ thì sứa độc và các dòng chảy ngược ra khơi là hai mối đe đọa hàng đầu đối với du khách. Nếu trong vùng biển nghỉ mát có sứa độc thì du khách nên mặc đồ bơi loại kín hết người và mang theo giấm để nếu bị sứa chích thì bôi ngay lên vết thương.
Nếu không có giấm, du khách hãy rửa vết sứa chích bằng nước biển rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt.
Xuống nước từ từ, không nên lao mình xuống ngay. Lần xuống nước đầu tiên không quá 15 phút. Không bơi xa quá bờ 15m hoặc ở khu vực sâu quá 5m. Cách dễ dàng nhất là luôn để ý đến cờ báo giới hạn bơi mà hầu hết các vùng biển đều có.
Không nên phơi nắng quá lâu trước khi xuống nước. Đừng để bụng quá đói hoặc quá no. Không nín thở quá lâu khi lặn.
Chú ý lên bờ ngay khi thấy các triệu chứng sau: Cơ thể ngứa ngáy, cảm thấy lạnh. Thấy mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy. Bị chuột rút, rối loạn thị giác. Có dấu hiệu bị chướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối.
Tại các bãi biển mới lạ thì sứa độc và các dòng chảy ngược ra khơi là hai mối đe đọa hàng đầu đối với du khách. Nếu trong vùng biển nghỉ mát có sứa độc thì du khách nên mặc đồ bơi loại kín hết người và mang theo giấm để nếu bị sứa chích thì bôi ngay lên vết thương.
Nếu không có giấm, du khách hãy rửa vết sứa chích bằng nước biển rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt.
Hãy cẩn thận với những vùng biển lặng sóng
|
Còn một hiện tượng khác nguy hiểm hơn, đó là sau khi sóng biển liên tục đánh vào bờ một lúc thì thường sẽ tạo thành một dòng nước đi ngược ra biển. Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi hàng giờ.
Ở một số bãi biển, dòng nước ngược không hướng ra biển mà chạy dọc theo bờ. Dòng chảy ra khơi thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3m, tuy nhiên, cũng có khi dòng chảy này rộng đến cả chục mét, vận tốc trung bình từ 0,5m/giây đến 1m/giây, nhanh hơn vận tốc bơi của con người.
Dòng chảy ngược là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển trên thế giới. Lý do là nó kéo người biết bơi ra xa bờ, làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy.
Đối với người không biết bơi, dòng chảy ngược có thể kéo người ta ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước chỉ ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.
Điều nguy hiểm hơn là mặt nước nơi có dòng chảy ngược thường phẳng lặng, ít sóng nên du khách tưởng rằng an toàn và chuyển đến tắm ở đó, thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.
Vì vậy trước khi xuống biển, du khách nên dành khoảng 5-10 phút để quan sát mặt biển. Dòng chảy ngược thường mang những đặc điểm sau đây: Có màu sậm hơn vì nước sâu hơn; mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn; đôi khi du khách có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy ngược và trôi ra biển.
Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ: Thật ra, dòng chảy ngược không kéo người bơi xuống nước mà chỉ đưa ra xa bờ, rồi sau đó sẽ đẩy người bơi đến vùng có sóng đánh vào bờ.
Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy ngược vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi sẽ bơi ngược dòng chảy để vào bờ, rồi mau chóng kiệt sức dẫn đến chết đuối.
Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác. Do đó điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ngược là phải bình tĩnh, không cố bơi ngược dòng chảy.
Nếu tự tin, du khách hãy bơi song song với bờ biển, thường dòng chảy sẽ hướng đến chỗ có sóng đánh vào bờ và khi đó du khách có thể bơi vào bờ. Đối với người bơi yếu: Khi cảm thấy chân không thể chạm đáy hoặc thấy đuối sức thì hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
Ngoài ra, nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng đánh vào bờ.
Dòng chảy ngược có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Vào những ngày sóng không lớn thường lại có nhiều người chết đuối hơn vì chủ quan.
Ở một số bãi biển, dòng nước ngược không hướng ra biển mà chạy dọc theo bờ. Dòng chảy ra khơi thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3m, tuy nhiên, cũng có khi dòng chảy này rộng đến cả chục mét, vận tốc trung bình từ 0,5m/giây đến 1m/giây, nhanh hơn vận tốc bơi của con người.
Dòng chảy ngược là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển trên thế giới. Lý do là nó kéo người biết bơi ra xa bờ, làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy.
Đối với người không biết bơi, dòng chảy ngược có thể kéo người ta ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước chỉ ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.
Điều nguy hiểm hơn là mặt nước nơi có dòng chảy ngược thường phẳng lặng, ít sóng nên du khách tưởng rằng an toàn và chuyển đến tắm ở đó, thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.
Vì vậy trước khi xuống biển, du khách nên dành khoảng 5-10 phút để quan sát mặt biển. Dòng chảy ngược thường mang những đặc điểm sau đây: Có màu sậm hơn vì nước sâu hơn; mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn; đôi khi du khách có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy ngược và trôi ra biển.
Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ: Thật ra, dòng chảy ngược không kéo người bơi xuống nước mà chỉ đưa ra xa bờ, rồi sau đó sẽ đẩy người bơi đến vùng có sóng đánh vào bờ.
Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy ngược vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi sẽ bơi ngược dòng chảy để vào bờ, rồi mau chóng kiệt sức dẫn đến chết đuối.
Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác. Do đó điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ngược là phải bình tĩnh, không cố bơi ngược dòng chảy.
Nếu tự tin, du khách hãy bơi song song với bờ biển, thường dòng chảy sẽ hướng đến chỗ có sóng đánh vào bờ và khi đó du khách có thể bơi vào bờ. Đối với người bơi yếu: Khi cảm thấy chân không thể chạm đáy hoặc thấy đuối sức thì hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
Ngoài ra, nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng đánh vào bờ.
Dòng chảy ngược có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Vào những ngày sóng không lớn thường lại có nhiều người chết đuối hơn vì chủ quan.
(Theo DNSGCT)
Comments[ 0 ]
Post a Comment